Khi tuyến cáp quang APG đi vào hoạt động, tình hình Internet đi quốc tế tại Việt Nam sẽ không còn tệ hại như hiện nay mỗi khi tuyến cáp AAG đứt hoặc bảo dưỡng. Theo thông báo từ các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn là VNPT, FPT, Vietel và CMC thì tuyến cáp quang APG (Châu Á - Thái Bình Dương) mới đã bắt đầu được đưa vào sử dụng từ ngày 28/12/2016. Như vậy là đường truyền Internet từ Việt Nam đi quốc tế sẽ không còn phụ thuộc quá nhiều vào tuyến cáp AAG thường xuyên bị đứt nữa, tình hình truy cập các trang web có server không đặt tại Việt Nam sẽ tốt hơn nhiều khi một trong các đường cáp gặp sự cố. Tuyến cáp quang APG mới đi vào hoạt động. Tuyến cáp AAG là tuyến cáp quang kết nối từ Đông Nam Á tới Mỹ hiện chiếm tới 70% lưu lượng kết nối Internet đi quốc tế của Việt Nam, tuyến cáp này đi vào khai thác từ năm 2009 và thường xuyên phải dừng hoạt động để bảo dưỡng vài lần một năm. Tuyến cáp APG được các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam phối hợp với các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư từ cuối năm 2012, có hướng kết nối ra quốc tế tương tự như tuyến AAG và IA (tuyến cáp quang biển Liên Á). Tập đoàn VNPT tham gia đầu tư 40 triệu USD, Viettel 25 triệu USD, FPT 10 triệu USD và CMC 5 triệu USD. Theo ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng giám đốc Công ty Viễn thông FPT, APG là tuyến cáp quang biển dài hơn 11.000 km kết nối các quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực châu Á-Thái Bình Dương gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, với băng thông ban đầu là 4 Tb/s, tuyến cáp này có lưu lượng thiết kế 15,3 Tb/s. Theo ông Lê Đăng Dũng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel, tuyến cáp APG đi vào hoạt động thì việc kết nối internet đi quốc tế của Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng nhiều mỗi khi tuyến AAG tạm ngừng hoạt động vì APG có dung lượng lớn hơn AAG hàng chục lần. Ông Dũng cho biết thêm, để tăng dung lượng kết nối internet đi quốc tế phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của người dùng, Viettel còn đầu tư 50 triệu đô la Mỹ cho tuyến cáp biển AAE-1 (Asia Africa Euro 1). AAE-1 nối từ Việt Nam và các nước châu Á đến châu Âu, châu Phi với chiều dài khoảng 23.000 km. AAE-1 là tuyến cáp dự phòng cho các tuyến cáp mà các doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia đầu tư. Tuyến cáp AAE-1 cũng kết nối từ Việt Nam ra quốc tế, nhưng theo hướng khác so với các tuyến AAG, APG hay IA. Trong khi AAE-1 nối từ Việt Nam qua Malaysia, Singapore qua Ấn Độ, Pakistan, Ai Cập, châu Âu, châu Phi thì AAG và AI lại nối từ Việt Nam qua Hồng Kông, Đài Loan, Philippines đi Mỹ. Do đó ngay cả khi tuyến cáp quang biển AAG hay IA đều tê liệt thì AAE-1 vẫn có thể hoạt động bình thường. Nhà thầu NEC mới đây đã kết nối thành công tuyến cáp quang biển AAE-1 tới Vũng Tàu. Toàn bộ dự án cáp quang biển AAE-1 sắp được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Tuyến cáp AAE-1 có tổng vốn đầu tư 820 triệu đô la Mỹ với sự tham gia góp vốn của 20 đối tác tại 18 quốc gia (là các công ty viễn thông tại các quốc gia mà tuyến cáp đi qua). Ngoài Viettel, VNPT cũng đầu tư 10 triệu đô la Mỹ vào tuyến cáp quang biển này. Theo ông Nguyễn Văn Khoa, Tổng giám đốc Công ty Viễn thông FPT, APG là tuyến cáp quang biển dài hơn 11.000 km kết nối các quốc gia và vùng lãnh thổ khu vực châu Á-Thái Bình Dương gồm Singapore, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản, với băng thông ban đầu là 4 Tb/s, tuyến cáp này có lưu lượng thiết kế 15,3 Tb/s. Theo ông Lê Đăng Dũng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông quân đội Viettel, tuyến cáp APG đi vào hoạt động thì việc kết nối internet đi quốc tế của Việt Nam sẽ không bị ảnh hưởng nhiều mỗi khi tuyến AAG tạm ngừng hoạt động vì APG có dung lượng lớn hơn AAG hàng chục lần. Ông Dũng cho biết thêm, để tăng dung lượng kết nối internet đi quốc tế phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của người dùng, Viettel còn đầu tư 50 triệu đô la Mỹ cho tuyến cáp biển AAE-1 (Asia Africa Euro 1). AAE-1 nối từ Việt Nam và các nước châu Á đến châu Âu, châu Phi với chiều dài khoảng 23.000 km. AAE-1 là tuyến cáp dự phòng cho các tuyến cáp mà các doanh nghiệp Việt Nam đã tham gia đầu tư. Tuyến cáp AAE-1 cũng kết nối từ Việt Nam ra quốc tế, nhưng theo hướng khác so với các tuyến AAG, APG hay IA. Trong khi AAE-1 nối từ Việt Nam qua Malaysia, Singapore qua Ấn Độ, Pakistan, Ai Cập, châu Âu, châu Phi thì AAG và AI lại nối từ Việt Nam qua Hồng Kông, Đài Loan, Philippines đi Mỹ. Do đó ngay cả khi tuyến cáp quang biển AAG hay IA đều tê liệt thì AAE-1 vẫn có thể hoạt động bình thường. Nhà thầu NEC mới đây đã kết nối thành công tuyến cáp quang biển AAE-1 tới Vũng Tàu. Toàn bộ dự án cáp quang biển AAE-1 sắp được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Tuyến cáp AAE-1 có tổng vốn đầu tư 820 triệu đô la Mỹ với sự tham gia góp vốn của 20 đối tác tại 18 quốc gia (là các công ty viễn thông tại các quốc gia mà tuyến cáp đi qua). Ngoài Viettel, VNPT cũng đầu tư 10 triệu đô la Mỹ vào tuyến cáp quang biển này. Theo GenK - Trí Thức Trẻ